Heo nái
Nâng cao tỷ lệ thụ thai thành công ở heo nái, tạo môi trường khỏe mạnh trong khu vực mang thai để tối đa hóa sức khỏe heo nái và ngăn ngừa lây nhiễm chéo trước khi chuyển sang chuồng đẻ.
Xuất chuồng
Giai đoạn xuất chuồng là giai đoạn quan trọng nhất về mặt tài chính. Đàn heo tiêu thụ nhiều thức ăn nhất trong giai đoạn này và đây cũng là giai đoạn có thời gian dài nhất. Tối ưu hóa và kiểm soát bệnh tật ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng trưởng tổng thể. Khả năng sinh lợi và hiệu quả của trang trại heo phụ thuộc rất nhiều vào hiệu suất trong giai đoạn này.
Chuồng đẻ
Giảm áp lực mầm bệnh lên heo con mới sinh trong giai đoạn đầu đời sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất của chúng trong suốt vòng đời.
Heo choai
Vật nuôi không bao giờ vượt qua được nếu chúng phải trải qua giai đoạn đầu đời tồi tệ, vì vậy cung cấp nước uống sạch và môi trường sinh trưởng lý tưởng không có mầm bệnh cho heo con cai sữa là rất quan trọng để chúng đạt được tiềm năng di truyền tối đa.
Vệ sinh lối vào
Các biện pháp an toàn sinh học bên ngoài nhằm mục đích giữ cho mầm bệnh ở bên ngoài trang trại.
Chương trình an toàn sinh họccho trang trại heo
Chuồng đẻ
Điều quan trọng trong giai đoạn này là gì?
Điều quan trọng trong giai đoạn này là giảm thiểu áp lực mầm bệnh lên heo con và ngăn ngừa phản ứng miễn dịch cản trở sự phát triển của chúng. Bằng cách ưu tiên vệ sinh trong giai đoạn này, người chăn nuôi sẽ giảm rủi ro bệnh truyền nhiễm, tăng tỉ lệ sống sót của heo con và tăng trưởng, và kết quả là đảm bảo năng suất và lợi nhuận lâu dài cho trang trại.
Các biện pháp quản lý thực tế bao gồm cung cấp môi trường sống sạch sẽ và ấm áp, đảm bảo đủ lượng sữa non thu nhận cho heo con, giảm thiểu nguy cơ bị heo mẹ đè và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh. Giám sát thường xuyên bởi nhân viên được đào tạo và chăm sóc thú y có thể giúp xác định và giải quyết rủi ro kịp thời.
Các vấn đề thường gặp
- Ô nhiễm lịch sử: Việc không vệ sinh hoặc sử dụng chất tẩy rửa kém chất lượng có thể gây ra một lớp ô nhiễm tĩnh (1% không được làm sạch) tồn tại, sự tích tụ của nhiều lớp ô nhiễm tĩnh này được gọi là ô nhiễm lịch sử, đây là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
- Nhiễm trùng rốn: Cuống rốn của heo con có thể bị nhiễm bẩn trong quá trình đẻ, dẫn đến nhiễm trùng rốn.
- Tiêu chảy: Thường do các tác nhân gây bệnh như E. coli, Clostridium perfringens, vi rút rota và cầu trùng gây ra. Điều này dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng điện giải và tăng tỷ lệ chết.
- Hạ thân nhiệt: Heo con mới đẻ không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và dễ hạ thân nhiệt. Điều này dẫn đến giảm sức sống và tăng tỷ lệ chết.
Chương trình an toàn sinh học HyCare cho chuồng đẻ
Vệ sinh và sát trùng
Chuồng heo đẻ sẽ được làm sạch, sát trùng và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chuyển heo nái vào. Môi trường không có mầm bệnh giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các lứa.
Môi trường sống khô ráo
Trong khu vực chuồng heo đẻ, có 3 mục đích chính cho việc sử dụng bột vệ sinh:
- Chuẩn bị trước khi đẻ
- Làm khô heo con mới đẻ
- Kiểm soát môi trường trong suốt lứa
Nước uống sạch
Vật nuôi cần được cung cấp đủ nước uống sạch để tối đa lượng nước thu nhận cần thiết và ngăn ngừa áp lực lên hệ miễn dịch do nước kém chất lượng. Để đảm bảo chất lượng nước, nước cần được chuyển từ nguồn đến vật nuôi qua đường ống sạch.
Chương trình cung cấp nước uống sạch HyCare đảm bảo khả năng cung cấp nước uống sạch mọi lúc.
Chuồng heo đẻ sẽ được làm sạch, sát trùng và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chuyển heo nái vào. Môi trường không có mầm bệnh giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các lứa.
Trong khu vực chuồng heo đẻ, có 3 mục đích chính cho việc sử dụng bột vệ sinh:
- Chuẩn bị trước khi đẻ
- Làm khô heo con mới đẻ
- Kiểm soát môi trường trong suốt lứa
Vật nuôi cần được cung cấp đủ nước uống sạch để tối đa lượng nước thu nhận cần thiết và ngăn ngừa áp lực lên hệ miễn dịch do nước kém chất lượng. Để đảm bảo chất lượng nước, nước cần được chuyển từ nguồn đến vật nuôi qua đường ống sạch.
Chương trình cung cấp nước uống sạch HyCare đảm bảo khả năng cung cấp nước uống sạch mọi lúc.